Các trường hợp nào phải trám lấp giếng khoan?

Các trường hợp nào phải trám lấp giếng khoan?

Được quy định cụ thể tại khoảng 1,2 điều 4 quyết định 14/2007.

Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có nhu cầu kế hoạch sử dụng cho mục đích khác.

Giếng không khai thác liên tục trong 1 năm trở lên mà không có biện pháp bảo vệ giếng hoặc k có nhu cầu, kế hoạch sử dụng.

Giếng bị hư không khắc phục được, giếng bị suy giảm lưu lượng, mực nước không thể tiếp tục khai thác, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu sử dụng và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho mục đích khác.

 Quy trình trám lấp giếng khoan – trấm lấp giếng khoan:

  • Khảo sát hiện trạng giếng khoan: đường kính giếng, độ sâu
  • Tính toán lượng xi măng, đất sét
  • Lập phương án trám lấp gởi lên cơ quan quản lý
  • Rút bơm
  • Đơn vị trám lấp, trám giếng theo đúng tỉ lệ phối trộn: lượng xi măng, lượng sét,…
  • Đổ xi măng, xét theo đúng lượng đã tính toán trong phương án
  • Xây bệ bê tông trên bề mặt giếng
  • Hoàn thành quá trình trám giếng

Sau khi hoàn thành công việc trám lấp, chủ giếng và đơn vị thi công lập biên bản trám lấp giếng (theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này) và gửi tới cơ quan theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.

Xử phạt nếu không trám lấp giếng khoan

Tại điều 14 của nghị định 142/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy khen thăm dò, khai thác, sử dụng nước với đất.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

4. Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định;

5. Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;

6. Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;

7. Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào và các hoạt động khác theo quy định;

8. Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp giấy khen thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xay dựng công trình ngầm.

10. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

11. Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự á xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh;

12. Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.

13. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

14. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do cơ quan nhà nước quy định.

15. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

1. Buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các Khoản 6,7 và khoản 8 điều này;

2. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.

Như vậy, trong trường hợp của ban hành vi đó đã vi phạm quy định của pháp luật tại điểm c khoản 3 điều 14 của Luật tài nguyên nước và sẽ bị xử phạt theo khoản 1 điều 14 của Nghị định 142/2013/NĐ-CP.

CÔNG TY CP TM DV XD BẮC TRUNG NAM 

Địa chỉ trụ sở chính: Số 2/39E Đường Bình Nhâm 03,Khu Phố Bình Thuận, Phường Bình Nhâm, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

Địa chỉ văn phòng: Số 14, đường số 4, KDC Cityland Park Hills, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Điện thoại: Ms Bích 08 42 46 46 69 – Mr Tài 0918 835 045
Email: moitruongbactrungnam@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *