Xử lý nước thải y tế

Nước thải từ bệnh viện (nước thải y tế) là nguồn nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nhà bếp, nước thải từ các ca phẫu thuật, điểu trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, từ hoạt động giặt giũ, vệ sinh của người bệnh,…
Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X- quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, với lượng nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao.
Cho nên việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế là một khâu rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta mà cụ thể hơn là các bệnh viện, trạm xá nhằm tránh và khắc phục những tác động của các chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải… đối với môi trường và cuộc sống con người. Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo đúng chuẩn, tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng.

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
Bể thu gom
     Bể thu gom là nơi nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn vào bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm qua bể khử trùng.

Bể khử trùng
Tại bể khử trùng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn, virus, amoeb gây ra các bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, dịch tả, sởi, viêm gan….
Bể điều hòa
     Do nồng độ các chất thải của nước thải không ổn định và thường dao động rất lớn vào các thời điểm sản xuất khác nhau nên Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trong nước thải để luôn giữ ổn định hoặc dao động ở mức độ chấp nhận trước khí đi vào hệ thống.
Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải bệnh viện.
Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể sinh học kỵ khí (UASB).
Bể sinh học kỵ khí UASB
UASB là tên gọi viết tắc của cụm từ Upflow Anearobic Sludge Blanket – Tạm dịch là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. Trên thực tế, bể UASB được thiết kế dành cho xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức Min là 100mg/l, nếu SS > 3.000 mg/l thì không thích hợp để xử lý UASB.
Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp. Thông thường, cấu tạo của một bể UASB gồm có 3 phần: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Nước thải từ bể UASB sẽ được tự chảy qua bể sinh học thiếu khí Anoxic theo hướng dưới lên
Bể sinh học thiếu khí Anoxic
     Sau khi nước thải từ bể UASB chảy sang. Bể sinh học này có có nhiệm vụ khử Nitơ. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy. Vi sinh thiếu khí phát triển sinh khối bằng cách lấy các chất ô nhiễm làm thức ăn. Nước thải sau khi qua bể Anoxic sẽ tự chảy sang bể lọc sinh học hiếu khí Aerotank.
Bể sinh học hiếu khí Aerotank
     Bể sinh học xử lý hiếu khí có dòng chảy cùng chiều với dòng khí từ dưới lên.  Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%. Nước thải sau khi oxi hóa các hợp chất hữu cơ & chuyển hóa Amoni thành Nitrate sẽ được tuần hoàn 50-70% về bể UASB.
Nước thải sau khi qua bể lọc sinh học hiếu khí sẽ mang theo một lượng bùn lơ lửng tiêp tục chảy qua bể lắng.
Bể lắng
    Nước thải được dẫn vào ống trung tâm nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở bể lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy thiết bị lắng.
Nước thải sau khi lắng các bông bùn sẽ qua máng thu nước và được dẫn qua bể  khử trùng.
Bể  khử  trùng
     Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo vách ngăn của bể và hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B).
Bể chứa bùn
     Giữ và tách bùn lắng. Bùn sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom. Nước dư từ quá trình ép bùn sẽ được đưa về bể điều hòa để xử lý.

Liên hệ ngay với Công ty môi trường Bắc Trung Nam, để được tư vấn và báo giá nhanh nhất, chính xác nhất!

Địa chỉ trụ sở chính: Số 2/39E Đường Bình Nhâm 03,Khu Phố Bình Thuận, Phường Bình Nhâm, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ văn phòng: Số 14, đường số 4, KDC Cityland Park Hills, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Điện thoại: Ms Bích 08 42 46 46 69 – Mr Tài 0918 835 045
Email: moitruongbactrungnam@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *